Saccharide Isomerate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
C12-15 Alkyl Benzoate là gì?
Alkyl Benzoate hay còn gọi là C12-15 Alkyl Benzoate là một dạng Este thuộc Acid benzoic và loại rượu mạch thẳng, có trọng lượng phân tử nhỏ. Acid benzoic có thể được tìm thấy ở các loại cây trái như mận, nam việt quất, nho, đinh hương chín, quế và táo…
Ký hiệu C12-15 thể hiện rượu có độ dài của chuỗi cacbon từ 12 – 15. C12-15 Alkyl Benzoate tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, tan được trong dầu và độ nhớt không cao. Độ nhớt thường tăng khi khối lượng phân tử tăng lên.
Phổ hấp thụ tia cực tím (UV) của C12-15 Alkyl benzoate là cực đại ở ∼200 và 235 nm.
C12-15 Alkyl benzoate là một hoạt chất thường được dùng như chất làm mềm, cải thiện độ ổn định, tăng cường kết cấu và mùi hương của sản phẩm. Chất này có mặt ở phần lớn các dòng mỹ phẩm thiên về chăm sóc da.

Điều chế sản xuất
Các Ankyl benzoate có thể được sản xuất công nghiệp thông qua quá trình Este hóa Acid benzoic.
Cơ chế hoạt động
C12-15 Alkyl Benzoate thuộc nhóm hợp chất hữu cơ trong đó nhóm hydroxyl gắn trực tiếp vào mạch Cacbon bão hòa, chưa bão hòa hoặc phân nhánh có độ dài hơn 7C.
O-Cymen-5-Ol là gì?
O-Cymen-5-Ol là một phần của họ Isopropyl Cresols và ban đầu được phát triển tổng hợp dưới dạng tinh thể. Thành phần này được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1954 dưới dạng chất tương đồng của Thymol. O-Cymen-5-Ol là một chất rắn kết tinh không màu, không mùi, bền với ánh sáng và không tan trong nước. Độ pH của hợp chất được báo cáo là trung tính, có điểm nóng chảy là 111 -112 độ C và điểm sôi là 244 độ C, hấp thụ tia UV ở cực đại xấp xỉ 275 nm.
Các tên khác của hợp chất này bao gồm Biosol, 3-methyl-441-rnethylethyl)phenol, 3-methyl-4-isopropylphenol, 2-isopropyl-5-hydroxytoluene, p-thymol, 4-isopropyl-m-cresol, 4-isopropyl-3-methylphenol, and 5-oxy-1-methyl-2-i~opropyl-benz.
Năm 1981, các công ty mỹ phẩm đã nộp dữ liệu lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo rằng O-Cymen-5-Ol đã được sử dụng như một thành phần trong tổng số 55 công thức mỹ phẩm ở nồng độ tối đa 0,1%.
O-Cymen-5-Ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp để ngăn vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời kéo dài thời hạn sử dụng của công thức.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, O-Cymen-5-Ol được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. O-Cymen-5-Ol cho thấy độ ổn định cao và tính an toàn, không gây kích ứng da hay mắt và không gây mẫn cảm cho da.

Điều chế sản xuất
O-Cymen-5-Ol là dẫn xuất của phenon, một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước. Phenon chủ yếu được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá.
Cơ chế hoạt động
O-Cymen-5-Ol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (Pseudornonas aeruginosa), vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa), trực khuẩn lị (Escherichia coli) và khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Hợp chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ 0,01% - 0,02% và ức chế sự phát triển của nấm và nấm men ở nồng độ 0,01% - 0,05%.
Hexylene Glycol là gì?
Hexylene glycol, còn được gọi là 2-Methyl-2,4-pentanediol, là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Glycol. Glycol là một loại rượu mà trong phân tử có hai nhóm Hydroxyl hay còn được gọi là Diol.
Hexylene glycol có trọng lượng phân tử nhỏ, là một chất lỏng hút ẩm trong suốt, có mùi thơm nhẹ, tốc độ bay hơi thấp và có thể trộn lẫn với nước.
Chất này là một thành phần được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm với chức năng như một chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa và chất giảm độ nhớt nhằm cải thiện kết cấu của công thức sản phẩm. Với vai trò là một chất hoạt động bề mặt, Hexylene glycol giúp làm sạch và dưỡng ẩm cho da cũng như tạo hàng rào bảo vệ da, đồng thời làm mỏng công thức để cải thiện khả năng hấp thụ và cho phép các thành phần khác hoạt động tốt hơn. Đây cũng là một chất làm giảm độ nhớt giúp làm loãng các chế phẩm nặng và tạo ra một sản phẩm mỏng hơn, dễ dàn trải hơn.

Điều chế sản xuất
Hexylene glycol cũng có thể được sản xuất tổng hợp bằng cách ngưng tụ 2 phân tử Acetone để tạo ra rượu Diacetone và được hydro hóa thêm để tạo ra Hexylene glycol và sau cùng được tinh chế bằng chưng cất.
Cơ chế hoạt động
Khi Hexylene glycol liên kết với những vị trí khác nhau này, nước sẽ được loại bỏ và các tinh thể protein được ủ. Sự kết hợp của Hexylene glycol vào dung dịch cải thiện độ phân giải của nhiễu xạ tia X, làm cho cấu trúc protein dễ dàng được xác định. Ngoài ra, Hexylene glycol không phải là chất biến tính mạnh và do đó không làm thay đổi đáng kể cấu trúc của protein trong quá trình tinh thể học.
Aluminum chloride là gì?
Aluminum chloride (hay còn gọi muối nhôm, công thức hóa học AlCl3) là một chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt. Aluminum chloride được sử dụng chủ yếu trong công thức sản phẩm vệ sinh cá nhân, mục đích làm giảm sản xuất mồ hôi tại nơi sử dụng, tạo cảm giác căng cho da. Aluminum chloride có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ mùi khó chịu, bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các mùi hôi trên làn da.

Aluminum chloride đã được chứng minh là có hoạt động tương tự oestrogen. Trong một số điều kiện, Aluminum chloride có thể kích thích phản ứng của cơ thể tương tự như cách phản ứng với oestrogen tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Aluminum chloride hoạt động bằng cách bịt các ống dẫn mồ hôi ở dưới cánh tay, ngăn cản không cho mồ hôi thoát lên bề mặt da. Kết quả là độ ẩm ở vùng nách giảm, gây ức chế cho hoạt động sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Casein là gì?
Casein là một dạng protein chủ yếu có trong sữa và là thành phần thiết yếu của phô mai. Sản phẩm thương mại của casein có màu vàng có mùi thơm dễ chịu. Nhưng thực tế, casein là một chất rắn màu trắng vô định hình, không vị và không mùi.
Hai loại protein bao gồm casein và whey có trong sữa. Trong đó, casein chiếm khoảng 80% hàm lượng protein trong sữa, và whey là 20% lượng protein còn lại. Trong sữa bò có chứa khoảng 3% casein. Sự khác biệt quan trọng giữa hai loại protein phổ biến này là: Whey protein là dạng tiêu hóa nhanh còn casein protein là dạng tiêu hóa chậm.

Casein là một nguồn protein hoàn chỉnh, cung cấp axit amin thiết yếu cơ thể cần cho sự phát triển. Casein chứa các protein riêng biệt khác nhau và các hợp chất có hoạt tính sinh học mang lại lợi ích sức khỏe.
Casein protein có 2 dạng chính là micellar casein và casein hydrolysate. Micellar casein là dạng casein phổ biến nhất đã được phân tách các tạp chất ra khỏi sản phẩm, được tiêu hóa chậm rãi. Casein hydrolysate là casein thủy phân. Đây là loại casein đã được trải qua quá trình thủy phân enzyme nhằm giúp hấp thụ vào cơ nhanh hơn.
Trong một muỗng bột casein protein 33g chứa khoảng 24g protein, 3g carbs và 1g chất béo, đồng thời cũng có thể chứa các vi chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, những chất này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng sản phẩm và thương hiệu.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất casein là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phô mai. Các enzyme hoặc axit đặc biệt được thêm vào để làm cho casein trong sữa đông lại, hoặc chuyển sang trạng thái rắn. Có thể tách ra khỏi một chất lỏng. Chất lỏng đó là protein whey có thể rửa và sấy khô thành dạng bột để sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung. Có thể rửa và sấy khô phần sữa đông còn lại để tạo ra bột protein hoặc thêm vào các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất casein là một loại protein sữa tiêu hóa chậm. Casein thường được dùng để bổ sung cho cơ thể giúp tăng cơ. Casein giải phóng axit amin từ từ, vì vậy thường được bổ sung trước khi đi ngủ để giúp phục hồi và giảm sự cố cơ trong khi ngủ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng casein giúp thúc đẩy sự phát triển cơ bắp, cùng với rất nhiều lợi ích khác.
Thành phần chiết xuất casein được sử dụng trong xét nghiệm dị ứng.
Beta-Sitosterol là gì?
Beta-sitosterol hay β-Sitosterol (C29H50O) là chất được tìm thấy trong thực vật, cụ thể là trong trái cây, rau, quả và hạt. Ngoài ra, Beta-sitosterol còn có sẵn trong dạng bổ sung chế độ ăn uống.
Được các nhà hóa học gọi là "ester sterol của thực vật”, Beta-sitosterol có thể sử dụng để làm thuốc, mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Cụ thể như Beta-sitosterol có khả năng làm giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế lượng cholesterol vào cơ thể chúng ta. Mặt khác, Beta-sitosterol còn có khả năng liên kết cùng tuyến tiền liệt giúp làm giảm sưng/viêm.

Cơ chế hoạt động
Có công thức phân tử tương tự cholesterol, Beta-sitosterol còn được gọi là sterol thực vật. Beta-sitosterol hoạt động như một chất oxy hóa tự nhiên, có khả năng ức chế sterol methyltransferase, làm giảm cholesterol máu, giảm viêm sưng trong bệnh phì đại lành tính tiền liệt tuyến (BPH).
Centella Asiatica là gì?
Centella Asiatica là thành phần được chiết xuất từ cây rau má - loại thảo mộc được tìm thấy rộng rãi khắp nhiều vùng ở châu Á. Chiết xuất rau má Centella Asiatica từ lâu đã được ứng dụng vào trong y học tự nhiên, đặc biệt là tại Trung Quốc bởi nó có đặc tính chữa lành vết thương cho làn da.
Các nhà khoa học tìm thấy trong loại rau má nhỏ bé, bình dị này lại có chứa hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào, không những tốt cho sức khỏe mà còn cho sắc đẹp. Cụ thể, trong 100g rau má có chứa chất xơ cellulose, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3 vitamin C, beta carotene, steroid, saponin, flavonoid, kẽm…
Centella Asiatica có khả năng giúp chữa lành và làm dịu da, kháng khuẩn, kháng viêm. Bên cạnh đó, chiết xuất của cây rau má còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về da như chàm, vẩy nến và sẹo; đồng thời chất này còn dưỡng ẩm rất hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho các loại da khô.

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, làn da chúng ta rất dễ bị mất cân bằng bởi các nguyên nhân như thiếu ngủ hay tác nhân từ môi trường. Centella Asiatica với khả năng có thể củng cố hàng rào bảo vệ da và cải thiện vẻ ngoài tổng thể, sẽ giúp chúng ta lấy lại vẻ rạng rỡ từ một làn da mềm mại, mịn màng sau thời gian sử dụng.
Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Centella Asiatica luôn hiện diện phổ biến trong các thương hiệu chăm sóc da. Thành phần này rất được nhà sản xuất lẫn người dùng ưa chuộng, rất nhiều các sản phẩm khác nhau trên thị trường có chứa Centella Asiatica, từ kem chăm sóc da, dưỡng ẩm và thậm chí cả mỹ phẩm trang điểm.
Điều chế sản xuất Centella Asiatica
Quy trình điều chế Centella Asiatica như sau: Đầu tiên, rửa sạch rau má, thái nhỏ, mang đi phơi rồi sấy khô. Tiếp đó, người ta sẽ nghiền rau má thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng. Centella Asiatica sẽ được chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng, với dung môi là nước, ở nhiệt độ 1000 độ C.
-
Phân lập hoạt chất bằng sắc ký cột silicagel pha thường (0,040-0,063mm, Merck), cột sắc ký lọc qua gel Sephadex LH 20.
-
Theo dõi các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng pha thường pha thường (DC - Alufolien 60G F254 - Merck, ký hiệu 105715).
-
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254nm và 366nm và dùng thuốc thử là dung dịch H2 SO4 10%/ ethanol.
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance AM500 FT-NMR tại Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất chuẩn nội là tetramethyl silan.
Quy trình chiết xuất bột rau má (2kg) được chiết nóng, với dung môi là nước (8 lít/ lần), ở nhiệt độ 1000 độ C, trong 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dịch chiết thu được sau 3 lần gộp chung, lọc qua bông, sau đó cô dưới áp suất giảm đến dịch chiết đậm đặc.

Cơ chế hoạt động của Centella Asiatica
Chiết xuất rau má Centella Asiatica đã được giới y học nghiên cứu vào những năm 1940. Qua đó đã cho thấy rằng, thành phần này tác động tích cực đến quá trình tái tạo và phục hồi tế bào da. Đồng thời, chiết xuất Centella Asiatica còn kích thích sản sinh collagen, các tổn thương trên da cũng nhanh chóng được làm lành.
Mặt khác, Centella Asiatica còn thúc đẩy lưu thông máu, điều trị mụn, làm mờ thâm nám. Chính vì những lợi ích này mà chiết xuất rau má ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong các sản phẩm làm đẹp da.
Aspartic Acid là gì?
Aspartic Acid (tên gọi khác là axit aminosuccinic hoặc aspartate) là một axit amin không thiết yếu được tạo ra tự nhiên trong cơ thể con người. Chúng ta có thể bổ sung Aspartic Acid rất dễ dàng bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống đa dạng thành phần.

Trong cơ thể con người, Aspartic Acid tham gia vào quá trình tổng hợp protein và điều hòa một số hormone. Nhưng nó cũng được tổng hợp hóa học để tạo ra các chất bổ sung chế độ ăn uống. Tuy nhiên, lợi ích của nó như là một chất bổ sung đang bị tranh cãi.
Aspartic Acid gồm hai dạng là axit L-aspartic và axit D-aspartic; trong đó axit L-aspartic trở thành một phần của protein được tổng hợp trong cơ thể, tham gia thúc đẩy sản xuất các kháng thể hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch cơ thể.
Còn axit D-aspartic có mặt ở trong tuyến yên và tinh hoàn, tham gia điều chỉnh, giải phóng và tổng hợp testosterone lẫn hormone luteinizing (LH). LH chịu trách nhiệm điều tiết kích thích rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có tác dụng khuyến khích sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Tương tự các acid amin khác (Histidine, Threonine, Alanine…), Aspartic Acid được EWG xếp vào nhóm chất dưỡng da, dưỡng tóc, chất chống tĩnh điện và thành phần hương liệu. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động cụ thể của Aspartic Acid đối với làn da khi sử dụng trong các loại mỹ phẩm vẫn chưa được báo cáo.
Điều chế sản xuất Aspartic Acid
Vào những năm 1827, Aspartic Acid được tìm thấy lần đầu dưới dạng dẫn xuất khi đun sôi nước ép măng tây bởi Plisson.
Trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng chứa Aspartic Acid, do đó bạn rất dễ dàng để bổ sung hợp chất này cho cơ thể.
Benzylamine là gì?
Danh pháp IUPAC: Phenylmethanamine.
PubChem CID: 7504.
Tên gọi khác: Benzenemethanamine, Monobenylamine, Aminotoluen, omega-Aminitoluene, Benylamine on polystyrene, Aminomethylbenzen.
Benzylamine là một hợp chất hóa học hữu cơ có công thức cấu tạo là C6H5CH2NH2, đôi khi có thể bắt gặp ở dạng viết tắt là PhCH2NH2 hoặc BnNH2. Benzylamine cấu tạo gồm một nhóm benzyl C6H5CH2, gắn với một nhóm chức amin NH2. Nó đã được phân lập từ cây chùm ngây (Moringa oleifera). Benzylamine có vai trò như một chất ức chế, chất chuyển hóa thực vật và còn là chất gây dị ứng.
Các tính chất của Benzylamine bao gồm:
-
Mật độ: 1,0 ± 0,1 g/cm3.
-
Điểm sôi: 185,0 ± 0,0 độ C ở 760 mmHg.
-
Điểm nóng chảy: -30 độ C.
-
Công thức phân tử: C7H9N.
-
Trọng lượng phân tử: 107,153.
-
Điểm bốc cháy: 60,0 ± 0,0 độ C.
-
Khối lượng chính xác: 107.073502.
-
Benzylamine là chất lỏng không màu đến vàng nhạt, có mùi amoniac nồng nặc. Nổi và trộn với nước.
-
Có thể hòa tan trong etanol và ete dietyl, benzen đồng thời rất dễ hòa tan trong axeton và ít tan trong cloroform.

Điều chế sản xuất Benzylamine
Benzylamine được tạo ra bằng phản ứng của benzyl clorua với amoniac trong dung dịch nước. Việc điều chế benzylamin bằng phương pháp ammono phân benzyl clorua đã được báo cáo rộng rãi.
Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 2.608.584 mô tả và tuyên bố phương pháp điều chế Benzylamine bằng cách phản ứng Benzyl clorua và Amoniac trong nước, tỷ lệ mol của amoniac so với benzyl clorua là khoảng 20:1, ở nhiệt độ lên đến 50 độ C.
Phản ứng diễn ra trong một khoảng thời gian từ 2 đến 4 giờ. Sau phản ứng, natri hydroxit dư được thêm vào, benzylamin được chiết bằng ete etylic và được tinh chế. Phương pháp này thu được một sản lượng là 60% Benzylamine.

Các phương pháp tương tự khác để điều chế benzylamin đã được báo cáo trong lĩnh vực này, sử dụng rượu etylic kết hợp với amoniac trong nước và benzyl clorua và theo quy trình tương tự như quy trình đã nêu ở trên.
Cơ chế hoạt động
Ở động vật có vú, Benzylamine được chuyển hóa bởi chất Semicarbazide-sensitive amine oxidase (SSAO) thành benzaldehyde và hydrogen peroxide. Sản phẩm thứ hai này có tác dụng bắt chước insulin, và có liên quan đến tác dụng của Benzylamine trên tế bào mỡ của người: kích thích vận chuyển glucose và ức chế phân giải lipid.
Hoạt động của monoamine oxidase đã được nghiên cứu trong phần ty thể của thân não của những con sóc đất đang ngủ hoặc ngủ đông. Trong quá trình ngủ đông, sự khử amin của serotonin và sự chuyển đổi của phức hợp monoamine oxit serotonin giảm hơn so với sự khử amin của Benzylamine và sự chuyển đổi của phức hợp monoamine oxide benzylamine.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bát giác liên.
Tên gọi khác: Độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.
Tên khoa học: Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe. Họ: Hoàng mộc (Berberidaceae). Chi: Bát giác liên (Dysosma Woodson.), đây là một chi nhỏ gồm 7 đến 10 loài cây thân thảo sống lâu năm.
Đặc điểm tự nhiên
Bát giác liên là cây cỏ nhỏ sống lâu năm do thân rễ, có chiều cao trung bình từ 30- 50cm.
Rễ
Bát giác liên là cây hai lá mầm nhưng có kiểu rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ hình sợi mọc từ thân rễ. Rễ cây phát triển thành củ mẫm, chứa nhiều tinh bột nên có màu trắng.
Rễ cây có đường kính 1,5-2,5mm, dài 30cm - 70 cm (tối đa lên tới 80cm). Bề mặt ngoài của rễ có nhiều lông rễ, màu vàng chanh sau đó chuyển sang màu nâu nhạt.
Về vi thể, mặt cắt ngang rễ Bát giác liên có hình tròn, biểu bì gồm một lớp tế bào đa giác hay h́ình gần tṛòn, được xếp tương đối đều đặn. Có các lớp mô mềm ở dưới các lớp biểu bì gồm các tế bào tròn có thành mỏng.
Thân rễ
Thân rễ Bát giác liên có hình trụ, mập, dạng chuỗi; màu vàng nâu, kích thước từ 2 - 4 cm. Trên thân rễ có những vết sẹo có khả năng phát triển thành một nhánh mới.
Về vi thể, các lát cắt của thân rễ hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm:lớp bần, mô mềm vỏ, các bó libe-gỗ. trong đó, lớp bần gồm 2-3 hàng tế bào hình đa giác. Các mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ kích thước khá đều nhau, trên mỗi bó libe-gỗ có đính 2 cụm tế bào mô cứng, 1 cụm nằm sát libe, 1 cụm nằm sát gỗ.
Lá
Lá Bát giác liên có hình dạng rất đa dạng từ dạng bầu dục không chia thùy cho đến dạng đa giác với nhiều thùy nông, từ 4 đến 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 đến 8 cạnh. Đường kính lá khoảng 12 - 25 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, khi non có vân.
Hoa
Hoa có màu đen trong chứa nhiều hạt, mọc đơn độc hay từng 4-12 trên 1 cuốn, có, hình trứng, đường kính khoảng 12mm. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng 5.
Bát giác liên
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Bát giác liên là cây thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, khả năng tái sinh kém, nhưng đang bị khai thác quá mức nên rất quý hiếm.
Bát giác liên có phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây bát giác liên mọc nhiều ở những vùng núi cao, rừng ẩm như ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu.
Thu hái và chế biến
Rễ bát giác liên được thu hái vào mùa thu, đông, lá được hái vào mùa xuân, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc đem phơi/ sấy khô.
Bát giác liên có tỷ lệ đậu quả rất thấp trong tự nhiên cũng như trong điều kiện trồng trọt nên việc sử dụng hạt làm vật liệu nhân giống là rất khó khăn; tuy vậy Bát giác liên có thể nhân giống bằng thân rễ. Do đó, Bát giác liên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức phân hạng “nguy cấp”, nên cần được nghiên cứu nhân giống và bảo tồn.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Dysosmae Versipellis; thường gọi là Quỷ cừu.
Acid fusidic là gì?
Acid fusidic là một loại kháng sinh steroid được sản xuất từ nấm Fusidium coccineum và được phát triển bởi công ty dược phẩm Leo Pharma ở Đan Mạch từ những năm 1960. Acid fusidic được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn do đó thuốc sẽ không có tác dụng đối với cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm vi-rút khác.
Acid fusidic và Natri fusidate có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với liệu pháp toàn thân trong điều trị nhiễm trùng da nguyên phát và thứ phát do các chủng Staphylococcus aureus, Streptococcus và Corynebacterium minutissimum nhạy cảm gây ra.
Acid fusidic chỉ được bán theo toa của bác sĩ. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như kem, thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt. Thuốc có thể được kết hợp với một steroid trong một số loại kem. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được sử dụng bằng đường tiêm, hoặc dạng viên. Nhưng những hình thức này thường chỉ được chỉ định trong bệnh viện.

Điều chế sản xuất Acid fusidic
Điều chế Acid fusidic dạng kem
Natri fusidate là nguyên liệu thô ban đầu để điều chế ra Fusidic, Natri fusidate được chuyển thành Acid fusidic trong môi trường không có oxy (được tạo ra bằng cách sử dụng khí trơ).
- Đun nóng nước tinh khiết trong khoảng từ 20% đến 75%, tốt hơn là 35% đến 50%, tốt hơn nữa là 40% đến 43% trong bình pha nước ở nhiệt độ 70°C đến 80°C.
- Thêm vào bình pha nước nêu trên chất bảo quản, được chọn từ nhóm bao gồm Methylparaben, Propylparaben, Chlorocresol, Kali sorbate, Acid benzoic.
- Trộn hỗn hợp bằng máy khuấy ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút trong khi duy trì nhiệt độ của hỗn hợp ở 70°C đến 80°C.
- Thêm các vật liệu sáp bao gồm parafin mềm trắng, parafin lỏng, parafin cứng vào bình pha dầu và làm tan chảy sáp nói trên bằng cách đun nóng đến 70°C đến 80°C.
- Thêm vào bình pha dầu này chất nhũ hóa sơ cấp, tốt hơn là ở dạng chất hoạt động bề mặt không chứa ion, được chọn từ nhóm bao gồm rượu Cetostearyl, Cetomacrogol - 1000; chất nhũ hóa thứ cấp được chọn từ nhóm bao gồm Polysorbate - 80, Span - 80 và tương tự, tốt hơn là Polysorbate - 80 và trộn kỹ hỗn hợp, tốt nhất là sử dụng máy khuấy, ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút trong khi duy trì nhiệt độ của hỗn hợp ở 70°C đến 80°C.
- Chuyển hỗn hợp vào trong điều kiện chân không trong phạm vi từ âm 1000 đến âm 300mmHg và ở nhiệt độ 70°C đến 80°C và trộn kỹ hỗn hợp, tốt nhất là sử dụng một máy khuấy, ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút để tạo thành hỗn hợp nhũ tương.
- Làm nguội hỗn hợp này đến 45°C tốt hơn là bằng nước lạnh, tốt nhất là ở nhiệt độ 8°C đến 15°C.
- Trong bình API bổ sung đồng dung môi, được chọn từ nhóm bao gồm Propylene Glycol, Hexylene Glycol, PolyEthylene Glycol - 400; lượng chứa trong bình API này phải được xả bằng khí trơ, và hòa tan natri fusidat vào hỗn hợp.
- Điều chỉnh độ pH của hỗn hợp trong bình API xuống dưới 2 bằng cách sử dụng acid, bao gồm các acid như HCl, H2SO4, HNO3, Acid lactic.
- Chuyển lượng chứa trong bình API cũ sang bình trộn bằng cách khuấy liên tục ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút và đồng nhất hỗn hợp ở tốc độ 1000 đến 3000 vòng/phút trong điều kiện khí trơ và trong chân không từ âm 1000 đến âm 300mmHg, khí trơ tốt nhất là nitơ.
- Làm nguội bình trộn xuống 30°C đến 37°C bằng nước làm mát 8°C đến 15°C.

Điều chế Natri fusidat
Hòa tan Acid fusidic trong dung dịch cồn nồng độ thấp để thu được dung dịch Natri fusidat.
Cho dung dịch Etyl axetat vào dung dịch Natri fusidat để kết tinh Natri fusidat và thu thập chất rắn.
Làm khô chất rắn, nhờ đó thu được tinh thể Natri fusidat.
Cơ chế hoạt động
Acid fusidic là kháng sinh có cấu trúc steroid, nhóm fusidanin, có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn, chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương.
Cơ chế hoạt động của acid fusidic là ức chế quá trình tổng hợp protein trong vi khuẩn bằng cách ổn định phức hợp yếu tố kéo dài G (EF-G), dẫn đến việc cắt ngắn độ giãn dài của peptide. Nó tác động vào một yếu tố cần thiết cho sự chuyển đoạn của các đơn vị phụ peptid và kéo dài chuỗi peptide. Mặc dù acid fusidic cũng có khả năng ức chế tổng hợp protein trong tế bào động vật có vú, nhưng nó không thâm nhập vào tế bào chủ một cách hiệu quả. Do đó, thuốc này có tác dụng chọn lọc chống lại các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Caprylic/Capric Triglyceride là gì?
Caprylic/Caprylic triglyceride là một thành phần được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và xà phòng. Nó là sản phẩm từ sự kết hợp dầu dừa và glycerin.
Có thể thay thế tự nhiên cho các chất làm mềm và chất tăng cường kết cấu khác nên Caprylic/Caprylic triglyceride thường được nhà sản xuất dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm sạch.

Caprylic/Capric Triglycerides cũng có tác dụng của một chất chống oxy hóa nên được ứng dụng làm chất bảo quản trong một số sản phẩm nhằm giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Do đó, từ lâu chất này đã trở thành chọn lựa hoàn hảo để thay thế cho những chất bảo quản khác.
Trừ những người đã được xác định dị ứng với Caprylic/Caprylic triglyceride, còn lại thì thành phần này phù hợp với tất cả mọi người.
Điều chế sản xuất Caprylic/Capric Triglyceride
Để chiết xuất Caprylic/Caprylic triglyceride, người ta thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất dùng phương pháp xà phòng hóa (tức là dùng xà phòng) để tách nhóm glycerol khỏi các axit béo. Nhóm glycerol này tiếp tục phản ứng lại với các axit béo khác để tạo ra một hợp chất mới mà chúng ta gọi là xà phòng.
Ngoài ra, còn có thể tách glycerol khỏi các axit béo thông qua quá trình thủy phân hơi nước: Sử dụng nhiệt độ và áp suất mạnh để phá vỡ phân tử triglyceride.

Bước thứ hai là trải qua quá trình este hóa để hình thành được dầu tinh khiết chứa caprylic từ xà phòng, phải để tách hẳn glycerol ra khỏi toàn bộ axit béo như axit lauric (49%), axit myristic (18%), axit palmitic (8%), axit caprylic (8%), axit capric ( 7%), axit oleic (6%), axit linoleic (2%) và axit stearic (2%).
Tóm lại, quá trình thu Caprylic (Capric Triglyceride) chính là việc tách nhập nhiều lần axit béo với nhóm glycerol rồi cuối cùng trải qua quá trình este hóa.
Sản phẩm liên quan







